Bệnh mắt lồi ở chó – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bạn phát hiện thấy đôi mắt chú chó của mình bị lồi ra bất thường so với mắt bên cạnh hoặc cả 2 mắt đều lồi ra ngoài. Thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó về mắt ở chó hoặc chú chó của bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó trong cơ thể khiến mắt bị lồi ra.

Nhưng trước tiên bạn nên biết điều sau nếu như bạn là người mới nuôi chó đó là: Hiện tại có một số giống chó mắt lồi như Pug, Pekingese, Boston terrier, hoặc shih tzu đây là những giống chó cảnh có đôi mắt lồi mũi ngắn, lỗ mũi bé. Vì thế nếu như bạn mới nuôi các dòng chó này thì tình trạng mắt chó bị lồi ra ngoài ra hoàn toàn bình thường.

Còn nếu như chó của bạn đã nuôi lâu ngày và từ trước tới nay mắt chúng hoàn toàn bình thường và gần đây bạn phát hiện thấy mắt chúng bị lồi ra ngoài khỏi mí mắt đồng thời đi kèm với các triệu chứng sau ở mắt như.

Triệu chứng của các chú chó bị bệnh mắt lồi

  • Mí mắt bị bầm tím
  • Sưng mí mắt
  • Mắt đỏ
  • Vị trí của mắt bất thường lồi về phía trước
  • Xuất hiện mí mắt thứ 3
  • Chó không thể nhắm mắt lại
  • Khô mắt
  • Mắt lé, mắt lác
  • Loét giác mạc
  • Đau khi mở miệng
  • Khiếm thị
  • Sốt

Các triệu chứng trên đi kèm với mắt chó bị lồi ra phía trước cho bạn biết được rằng mắt chú chó của bạn đang gặp phải một số vấn đề nào đó từ nguyên nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể gây lên.

Nguyên nhân khiến mắt chó bị lồi

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau khiến chó của bạn bị mắc bệnh lồi mắt. Tất cả các nguyên nhân khiến mắt chó bị lồi ra đều cần đến sự chăm sóc và chữa bệnh từ bác sĩ thú y.

  • Ưng thư: Các mô phía sau mắt bị ung thư và đây cũng là nguyên nhân chính khiến mắt chó bị lồi ra phía trước, trường hợp này thường gặp ở những chú chó già.
  • Mắt chó bị nhiễm trùng hay áp xe: Vật thể lạ, chất lạ xâm nhập vào mắt gây nhiễm trùng hoặc răng miệng của chó bị áp xe có thể khiến mắt chó bị lồi
  • Chảy máu mắt: Mắt chó có thể bị phồng lên và lồi ra khi mắt bị chảy máu, xuất huyết phía sau mắt.
  • Viêm cơ: Tuyến nước bọt ở dưới mắt có thể to ra do nhiễm trùng, u nang, khối u.
  • Phát triển u nang: Các nang có thể hình thành tuyến nước bọt hoặc tuyến lệ làm cho mắt bị đẩy về phía trước.

Chuẩn đoán tình trạng bệnh mắt lồi ở chó

Để chuẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh mắt lồi ở chó các bác sĩ thú y sẽ cần thực hiện một loạt các biện pháp kiểm tra kỹ lưỡng bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Hồ sơ sinh hóa
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nhiễm trùng
  • Chụp X-Quang sọ và khoang mũi
  • X-Quang ngực
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm
  • Sinh thiết quỹ đạo mắt
  • MRI

Chữa trị bệnh mắt lồi ở chó

Các liệu trình điều trị tình trạng mắt lồi ở chó tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành một kế hoạch điều trị bệnh cụ thể như:

  • Hỗ trợ trị liệu: Nếu chó bị mất nước hoặc bị bệnh nặng sẽ được truyền thêm nước và khoáng chất cần thiết đi vào cơ thể.
  • Kháng sinh: Nếu chó bị nhiễm trùng hoặc áp xe thì sẽ được kê đơn sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Thuốc mỡ: Trong trường hợp giác mạc bị ảnh hưởng thì thuốc mỡ bôi trơn hoặc thuốc mỡ kháng sinh sẽ được sử dụng.
  • Mí Mắt: Trong trường hợp mí mắt bị trấn thương nghiêm trọng có thể được khâu kín trong một thời gian dài để bảo vệ mắt và ngăn ngừa phát sinh.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp tuyến nước bọt bị ảnh hưởng hoặc chó bị u nang thì có thể tiến hành phẫu thuật.
  • Điều trị ung thư: Phương pháp điều trị ung thư ở chó có thể được áp dụng tùy thuộc vào vị trí mô ung thư, kích thước, khu vực bị ảnh hưởng. Một số biện pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật cắt bỏ.

Hỗ trợ phục hồi sức khỏe chó sau khi điều trị bệnh mắt lồi

Thời gian phục hồi sức khỏe và tình trạng mắt tùy thuộc vào phương pháp chữa trị bệnh. Nhưng các bạn nên lưu ý nên theo dõi mắt chó và sức khỏe chó thường xuyên và đưa cún đi tái khám nhiều lần tại bệnh viện thú y.

Một số căn bệnh về mắt phổ biến ở chó mèo khác:

Share This Post