Chó bị sốt là căn bệnh thường gặp ở các chú chó nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chú chó thông qua trạng thái mệt mở, biếng ăn, không hoạt động nhiều.Những nguyên nhân gây chó bị sốt thường như sau:
1, Chó vị nhiễm khuẩn ở Gan
Biểu hiện của nó : Thân nhiệt tăng – con vật suy nhược – viêm kết mạc – miệng viêm – hạch amidan sưng – chết đột ngột trong các trường hợp cấp tính – bụng đau và có phản xạ đau khi sờ lên vùng gan – nôn – ỉa chảy – có thể bị ho – một phần ba các trường hợp bị bệnh giác mạc bị mờ – hoàng đản – gan bị vàng, sưng, có đốm – túi mật bị phù – cổ trướng xuất huyết – viêm ruột (có thể chảy máu).
2, Chó bị nhiễm khuẩn.
Chó bị sốt tầm 40-42 độ C biểu hiện của nó thương là mệt mỏi, mắt và mũi chảy ra nhiều chất dịch màu vàng – ho – ỉa chảy – viêm amidan (không nghiêm trọng như trường hợp viêm gan) – mắt đỏ – bỏ ăn – nôn – đệm gan chân và mũi sưng – vào thời kỳ cuối con vật co giật mà co giật cơ thái dương là triệu chứng điển hình nhất (không phải lúc nào cũng xảy ra) – liệt – dạ dày, ruột và phổi bị viêm.
3. Nhiễm Toxophasma
4. Bị bệnh do xoắn khuẩn gây ra
Con vật có thể chết đột ngột – thân nhiệt rối loạn – mắt trũng sâu – nôn – sờ vào vùng thắt lưng có phản ứng đau – hơi thở mùi hôi thối – răng phủ chất bựa màu đỏ – lưỡi và miệng bị thối loét – hoàng đản – mắt và mũi chảy ra chất dịch mùi và lợi chảy máu – mệt lả, run rẩy, chết – gan, thận sung huyết – thận, tim, phổi, ruột non xuất huyết – thận bị viêm mãn tính.
5. Trúng độc chì
Mắt và mũi chảy ra chất dịch – liệt – run rẩy – sủa không ngớt và miệng sùi bọt – co giật – động kinh – đau bụng – nôn – ỉa chảy (có thể màu như màu máu) – thờ ơ, ủ rũ – hốc hác – mù – tính khí thay đổi – dạ dày và ruột non bị viêm – cơ thể có chẩn đoán chắc chắn bằng cách phân tích.
6. Viêm amidan và bệnh của chó nhà
Con vật sốt – ho – nôn ra chất có sủi bọt – hạch lympho vùng đầu và vùng cổ bị sưng – các tuyến có thể bị áp xe – hạch amidan sưng.
7. Viêm phổi
Con vật sốt cao – không thở được – ho – mũi và mắt chảy chất dịch mủ – nôn – tìm trong chất dịch chảy ra thấy có vi sinh vật gây bệnh.
8. Viêm phế quản
Con vật ho – sốt – suy hô hấp – hay gặp ở những con chó già, béo – bệnh mãn tính – những con chó chăn cừu ở những vùng có nhiều bụi thì ho lâu.
9. Viêm ruột
Con vật sốt – ỉa chảy – hao gầy dần
10. Tai, mũi, họng bị nhiễm khuẩn
Con vật sốt – tổn thương, nhiễm khuẩn cục bộ – đau và có những dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
11. Bộ phận sinh dục nhiễm khuẩn do Streptococcus
Thân nhiệt bất thường – khó phối giống – từ âm đạo có chất dịch chảy ra – chó con bị chết sau khi được sinh ra – sẩy thai – nuôi cấy thì thấy có Streptococcus – bệnh lây lan do giao phối hoặc sau khi đẻ – con vật sốt.
12. Uốn ván
Hai tai bó lại thành cụm – nhãn cầu thụt vào trong hốc – mi mắt thứ ba lồi ra – con vật co giật và đi lại cứng nhắc – cổ và đuôi cứng đờ – hàm khoá và con vật cứ đi lại cứng nhắc như thế, tăng dần cho đến lúc chết – sốt – dấu hiệu “cười nhăn” có giá trị chẩn đoán cao nhưng thường ít gặp.
13. Viêm bàng quang
Con vật thường có biểu hiện cố gắng để đi tiểu – đường thoát ra của nước tiểu nhỏ có thể gây ra đau đớn – đôi khi con vật bị sốt – bỏ ăn – suy nhược – bàng quang xù xì rất nhạy cảm khi sờ vào – nước tiểu có dấu hiệu xuất huyết – khi phân tích nước tiểu có mủ hoặc cục máu đông. 14. Huyết nhiễm khuẩn Con vật sốt – suy nhược – phần lớn các cơ quan trong cơ thể bị xuất huyết – kiểm tra vi khuẩn học thì thấy có vi khuẩn gây bệnh.
15. Viêm xoang
Răng hàm bị nhiễm khuẩn – vùng xoang rất nhạy cảm khi sờ vào – con vật sốt – xoang mũi chảy dịch ra từng đợt.
16. Viêm phúc mạc
Con vật sốt – khi sờ vùng bụng có phản ứng đau – suy nhược
17. Trúng độc strychnin
Con vật co giật – sốt – cơ cứng cơ – chết
18. Sốt sữa (chứng kinh giật, sản giật, hạ canxi huyết)
Con vật bồn chồn, không yên – hô hấp nhanh – lưỡi thè ra ngoài – lảo đảo – co giật – đầu ngoảnh ra sau – chân phi nước kiệu – những con chó cái bị kích thích, kêu la, gào thét – nhịp tim rối loạn – có thể sốt tới 42,2oC – yếu ớt dần – liệt nhẹ – hôn mê – chết – do phản ứng điều trị khi tiêm canxi – hay gặp 2 đến 3 tuần sau khi đẻ.
19. Glucoz trong máu giảm (chứng xeton huyết)
Tử cung có dấu hiệu trơ, trì trệ – con vật dáng đi cứng, giật cục – cơ thể bị co thắt – co giật – nôn – có những lúc co giật mạnh giữa những cơn co giật – thân nhiệt lên tới 41,1oC hoặc cao hơn nữa – tim đập rất mạnh – có thể điều trị bằng cách tiêm glucoza hay gluco canxi ưu trương – kiểm tra xeton trong nước tiểu cho kết quả dương tính – hơi thở có mùi axeton – chủ yếu xảy ra vào một tuần trước đến 1 tuần sau khi đẻ. 20. Cảm nhiệt Mạch đập nhanh, yếu – sốt – mệt lả – sung huyết – cơ thể bị trụy kiệt, chết. 21. Viêm tuyến tiền liệt Gặp ở chó già – sờ đoạn trực tràng thấy sưng – kế phát sang táo bón – sốt.
22. Rối loạn tuyến ở hậu môn (viêm túi hậu môn)
Gặp ở chó già, béo – con chó đặt đít xuống và kéo lê trên mặt đất – sờ tuyến hậu môn thấy mềm – có triệu chứng thần kinh.
23. Viêm thận
Các dấu hiệu đầu tiên thường âm ỉ nhưng cũng có thể là đột ngột – con vật nôn từng cơn – khát nước – mệt lả – urê huyết – co giật – chết – suy nhược – sờ lên vùng thắt lưng con vật có biểu hiện tránh né – thận xù xì – mặt lộ vẻ lo lắng – ỉa chảy từng cơn – yếu ớt – cơ thể trong trạng thái lơ mơ – có mùi nước tiểu – miệng và lưỡi bị thối loét – răng chuyển thành màu nâu – eczema (chàm da) – phân tích nước tiểu có Albumin, trụ niệu – già nhanh – đôi khi (hiếm) có máu trong nước tiểu ở các trường hợp cấp tính.
24. Thiếu acid Nicotic
Con vật nôn – ăn kém – yếu ớt – co giật thần kinh – niêm mạc miệng màu đỏ – miệng thối loét và hoại tử (đen) – nước bọt chảy ra nhiều, có màu nâu với mùi ngọt gây buồn nôn – lưỡi bị tróc ra từng mảng – có liên qan đến dạ dầy, ruột – ỉa chảy có mùi hôi thối.
25. Viêm vú
Các con chó bị sốt – hạch lâm ba sưng, cứng – sữa chất lượng kém và có cục máu đông – con vật bỏ ăn – có thể bỏ nuôi con – có thể ốm nặng – chó con bị đói, ỉa chảy hoặc chết đột ngột do trúng độc huyết.
26. Chó bị nhiễm Babesia (lê dạng trùng)
Đây là bệnh không phổ biến – gây chết ở chó con, ít khi gây chết ở chó lớn – kiểm tra thấy có ve Rhipicephalus – khát – ỉa chảy – nôn – có mật trong phân và chất nôn ra – táo bón – vàng da – vô niệu – nước miếng có bọt như màu máu – suy hô hấp cấp – da và niêm mạc xuất huyết – phù – có dấu hiệu bồn chồn – sốt – có hemoglobin trong nước tiểu – tìm trên kính có Babesia canis – nước tiểu màu đỏ.
27. Bị u giữa 2 ngón chân
Có u giữa các ngón chân – các u sưng – con vật khó chịu – què quặt – có chất mủ chảy ra – con vật sốt.
28. Bệnh lao
Đây là bệnh ít gặp – con vật ho – mắt và mũi có chất dịch chảy ra – ở gan, phúc mạc, phổi, ngoại tâm mạc và tim có những u hạt nhiều thịt màu trắng hồng – con vật nôn – yếu ớt – hạch lympho sưng – ăn kém – cơ thể có vẻ khó chịu – ốm yếu nặng – chết – tìm trong chất dịch chảy ra có vi sinh vật gây bệnh.
29. Bệnh cầu trùng
ỉa chảy, nước có màu như màu máu – hốc hác – mất nước – gặp ở chó con 8 đến 12 tuần tuổi – ốm nặng – có trường hợp chết rất nhanh – ho – mắt và mũi chảy ra dịch mủ – sốt nhẹ – thỉnh thoảng có triệu chứng thần kinh – phiết kính kiểm tra thấy có cầu trùng – xẩy ra sau 3 đến 4 ngày mua chó con từ cửa hàng về.
30. Bệnh do Norcardiac
gây ra Có 2 loại: dạng toàn thân và dạng u * Dạng toàn thân Có sự khác nhau – màng phổi viêm dạng hạt – con vật yếu dần – hốc hác – viêm ngoại tâm mạc – viêm màng phổi – trong phổi có chất mủ mùi hôi thối – các cơ quan nội tạng trong cơ thể có các ổ apxe gây nhiễm mủ huyết – viêm phúc mạc – viêm phổi – viêm ruột – ho mãn tính – các tuỷ xương trong cơ thể bị viêm – ốm cấp tính – yếu ớt – liệt – tim, gan, hạch lâm ba, phổi, thận có những hạt màu trắng trông giống như hạt kê. * Dạng u Có những khối u to ở tứ chi, đôi khi là khắp cơ thể.
31. Nhiễm Histoplasma
Đây là bệnh hiếm gặp – con vật ỉa chảy – suy yếu – nôn – ho – sốt không theo quy luật – hoàng đản – gan và lách sưng – đôi khi bị viêm phổi.
32. Nấm phổi
Con vật ho – không thở được – ốm nặng – hốc hác – ỉa chảy – cổ trướng – nôn – kiểm tra thấy có các loại nấm như Blastomyces, Histoplasma, Aspergillus và Cryptococcus.
33. Bệnh do Mirilia gây ra (bệnh Candida hay còn gọi là “Thrush”)
Niêm mạc miệng màu vàng trắng – ỉa chảy – dạ dày, ruột có sự thay đổi – nuôi cấy trên môi trường thạch Sabouraud và kiểm tra trên kính hiển vi tìm thấy Candida albicans – trước đó con vật được dùng thuốc kháng sinh.
34. Bệnh sỏi (sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo)
Con vật có dấu hiệu cố gắng để đi tiểu – nước tiểu nếu có chỉ nhỏ giọt – dáng đứng cứng với lưng uốn cong – có dấu hiệu suy nhược – có những cơn dùng mình, ớn lạnh – con vật bị sốt – run rẩy – yếu ớt – con vật ở trạng thái tê mê, sững sờ – urê huyết – chết.
35. Có u hạt mưng mủ ở trong miệng
có những khối u hạt – con vật khó ăn và khó nuốt – đôi khi có những dạng giống như khối u cũng được hình thành trong miệng.
36. Loạn dưỡng xương phì đại
Gặp ở những con chó con đang tuổi trưởng thành của những giống lớn – hành xương của những xương dài bị sưng – con vật đau đớn – què quặt – sốt – điều trị được với vitamin C.
37. Viêm xương – tuỷ
Con vật sốt – khó thở – trước đó ở con vật đó có sự can thiệp của phẫu thuật để nối các xương gẫy hoặc gắn xương và bị nhiễm khuẩn.
38. Bệnh nhiệt thán
Trước đó con vật ăn phải thịt có vi khuẩn nhiệt thán – con vật chết đột ngột – sốt – hạch vùng hầu sưng.