Chó bị nhiễm giun sán 【 Nguyên nhân – Biểu hiện – Cách điều trị】

Sán dây là một loại ký sinh trùng sống trong đường ruột của chó nó cũng giống như các loại giun đũa, giun kim, giun tóc.. Các loại giun sán này được tìm thấy chủ yếu ở phân của chó khi đem đi xét nghiệm hoặc nhìn thấy bằng mắt thường nhưng rất ít người có thể nhìn thấy nó. Nếu như chó của bạn bị sán dây xâm nhập vào trong đường ruột bạn cần tìm cách chữa trị ngay nếu không sẽ khiến cho bị tử vong.
Bài viết này https://thuyvietnam.com/ sẽ hướng dẫn các bạn cách phát hiện, phòng ngừa và điều trị ký sinh trùng sán dây và các loại ký sinh trùng khác ở chó.

1. Chó bị nhiễm giun sán thông qua các đường nào?

Chó bị nhiễm giun sán chủ yếu qua đường ăn uống của chó ăn phải những thực phẩm hoặc chó ăn linh tinh bị nhiễm giun sán như:
– Chó ăn phân của một con chó khác bị nhiễm giun sán
– Trứng giun sán nằm trong cỏ khi chó đi vào đó vô tính giun sán dính vào chân và khi chó liếm chân bị nhiễm giun sán vào ruột.
– Chó ăn bọ chét, ve chó, rận chó
– Khi chó bị nhiễm giun sán đi phân ra ngoài vô tinh giun sán sẽ dính lại ở hậu môn của chó nhiều chú chó thường hay liếm hậu môn của nhau như vậy vô tình chó đã bị nhiễm giun sán.
– Giun chuyền qua máu thông qua muỗi đốt
Ngoài ra còn rất nhiều các trường hợp lây nhiễm giun sán ở cho khác nữa.


2. Cách nhận biết chó của bạn đang bị nhiễm giun sán

Tất cả các loại giun sán như: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, sán dây thường có 2 thể mãn tính và cấp tính nó gây ra những triệu chứng sau cho chó.
* Thể cấp tính
– Thể này thường gặp phải ở chó mèo có độ tuổi từ 1 – 4 tháng tuổi
– Biểu hiện khi chó bị nhiễm giun sán dây ở thể này thường có biểu hiện như nôn mửa liên tục do sán bám vào vách ruột gây ra những tổn thương niêm mạc và làm chó bị nôn.
– Chó bị chảy máu ruột do nhiều sán bám vào vách ruột. Thông thương chó bị chảy máu ở ruột phân thường có màu xám và màu đỏ.
– Chó bị viêm ruột thứ phát phát do nhiễm khuẩn ở đường ruột như: Salmonella murium, Proteusvulgaris, e coli, staphylocooccus aureus
– Gây rối loạn tiêu hóa ở chó: Giun sán sẽ khiến cho bị lúc bị tiêu chảy, lúc bị táo bón. Nếu chó bị nhiễm sán và bị tiêu chảy sẽ xuất hiện ra máu và các đột sán bị rụng ra cần điều trị ngay nếu không chó sẽ bị mất máu và nước nhanh dẫn đến cái chết.
* Thể mãn tính
Nếu chó mèo ở độ tuổi trưởng thành nhiễm giun sán ở thể mãn tính sẽ có biểu hiện: Ăn ít, bỏ ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm đường ruột. Có thể phát hiện thấy đốt sán nằm trong phân của chó và đốt sán vẫn cử động bình thường. Nếu bạn thấy trong phân chó của vật thể máu trắng bằng hạt gạo lẫn trong phân thì đây là sán dây ở chó.
Ở giai đoạn cuối của thể mãn tính chó bị nhiễm giun sán sẽ có các hội chứng thần kinh gây ra biểu hiện run rẩy, ngơ ngác, chó bị mệt mỏi và nằm lì 1 chỗ, chó trở lên dữ tợn hơn, chó bị nôn. Nếu chó bị giun sán, đặc biệt là sán dây nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến chó bị mất máu và kiệt sức chết.

Một số dấu hiệu nhận biết khác nữa về chó bị nhiễm giun sán

Nếu chó bị nhiễm sán đường ruột nhất là giun đũa và sán dây thì chó sẽ bị nôn thường xuyên hoặc nếu chó bị ho cũng có thể là biểu hiện của chó đang bị nhiễm giun sán đặc biệt là giun đũa.
Nếu chó bị bụng to lên có thể chó bị nhiễm giun đũa còn nếu chó bị sụt cân thì cũng có thể là biểu hiện của chó bị nhiễm giun đũa, sán dây, giun tóc.
Bạn có thể nhận biết chó bị nhiễm giun sán thông qua màu lông và tính trạng của da. Ví dụ như lông chó đang sáng bóng trở lên ủ rũ thì có thể chó bị nhiễm giun đũa còn chó bị kích ứng da thì rất có thể bị nhiễm giun móc. Còn nếu chó bị đầy hơi đánh rắm nhiều thì có thể chó của bạn bị nhiễm giun tóc.
Giun sán có thể khiến chó bị thiếu máu do giun sán trong ruột đã ăn hết chất dinh dưỡng của cơ thể chó. Bạn có thể quan sát nướu của chó để biết chó có bị nhiễm giun sán hay không. Nếu nướu chó có màu đỏ thì là chó khỏe mạnh còn nếu nướu chó có màu hống thì nghĩa là chó đang bị nhiễm giun tóc.
Chó bị nhiễm giun sán thì hành vi của chó cũng bị thay đổi như: Chó bị nhiễm sán dây thì sẽ trở lên kích động hơn, bị đau bụng, ngứa quanh hậu môn nên chó sẽ rê mông trên mặt đất. Còn nếu chó bị nhiễm giun tóc hoặc giun móc thì chó sẽ trờ lên phờ phạc, mệt mỏi.
Để giúp chó khỏe mạnh các bạn nên tây giun thường xuyên cho chó ít nhất 2 tháng 1 lần vì khi chó bị nhiễm giun sán lâu năm mà có các biểu hiện trên thì rất khó chữa trị và nhiều khi từ khi xuất hiện các biểu hiện trên chỉ trong 2, 3 ngày là chó đã tử vong.

3. Cách điều trị giun sán ở chó

* Xét nhiệm phân để chuẩn đoán chó có bị nhiễm giun sán hay không.
Để thực hiện được việc này thì bạn nên mẫu phân của chó đến phòng khám thu y để kiểm tra xem chó đang bị nhiễm giun gì để có hướng điều trị.
Hầu hết các loại giun sán ở chó đều được điều trị theo hướng uống thuốc. Với mỗi loại giun sán và mức độ của bệnh ở chó thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho chó khác nhau.
Đối với giun đũa và giun móc bạn có thể cho chó uống thuốc tẩy giun để điều trị và sau 3, 4 tháng nên đưa chó đến bác sĩ khám lại xem có bị tái phát không.
Trong các loại thuốc trị giun đũa và giun móc có những loại thuốc không được bác sĩ kê đơn như thuốc Pyrantel pamoate và Fenbendazole nhưng trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho chó mọi người nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Nếu chó bị nhiễm giun đũa và giun móc thì chó cần được sử dụng thuốc điều trị hằng ngày và hằng tháng để trống bệnh tái nhiễm trở lại.
Còn thuốc Praziquantel và Epsiprantel là một trong 2 loại thuốc để sử dụng điều trị sán dây cho chó.
Nếu chó bị nhiễm giun tóc bạn có thể điều trị bằng một số loại thuốc như Fenbendazole hoặc Febantel. Để điều trị giun tóc một liệu trình thường kéo dài 5 ngày và lặp lại trong vòng 3 tuần.
Nếu bạn phát hiện chó của mình bị nhiễm giun thì nên đưa đến bác sĩ điều trị ngay lập tức chứ không nên tự mua thuốc rồi về nhà điều trị bởi chỉ có bác sĩ thú y mới có khả năng giúp bạn điều trị giun trên chó một cách tốt nhất. Để điều trị chó bị nhiễm giun ngoài thuốc uống ra bác sĩ sẽ cần tiêm thêm một số loại thuốc điều trị khác nữa.

Cách ngăn ngừa chó bị nhiễm sán và các loại giun

+ Đưa chó đi khám thường xuyên tại bệnh viện thú y
+ Sử dụng thuốc tẩy giun sán định kỳ cho chó
+ Loại bỏ ve chó, rận chó, bọ chét trên cơ thể chó
+ Rọn phân, vê sinh chuồng nuôi chó sạch sẽ.
Trên đây là những kiến thức về giun sán ở chó mèo nếu như các bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ giúp Thú Y Việt Nam.

Share This Post