Bạn phát hiện thấy đôi mắt của chú chó bị đỏ ửng giống như người bị đau mắt vậy. Tình trạng này khiến chú chó trở lên khó chịu, lười vận động. Nếu như mắt của chó bị đỏ có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây lên, điều quan trọng là bạn phải tìm ra nguyên nhân khiến mắt chó bị đỏ từ đó mới có hướng điều trị dứt điểm tình trạng này ở chó.
Những nguyên nhân chính khiến mắt chó bị đỏ
Mắt của chó bị đỏ có thể bởi một số nguyên nhân phổ biến sau:
- Khô mắt: Tình trạng khô mắt sảy ra khi mà mắt không tạo ra đủ nước trong mắt. Nếu như không có nước trong mắt đủ để giữ giác mạc ẩm thì giác mạc mắt sẽ bị khô và viêm. Mắt chó bị viêm sẽ khiến chúng bị đau ở mắt và ửng đỏ. Khô mắt ở chó có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây lên nhưng trong đó có một nguyên nhân đó là viêm aden qua trung gian miễn dịch làm tổn thương mô chịu trách nhiệm sản sinh ra nước mắt.
- Viêm kết mạc: Viêm kết mạc ở mắt chó xuất hiện khi mô hồng, ẩm nằm dọc theo mí mắt và phía bên trong mắt. Viêm kết mạc gây ra tình trạng mắt chó bị đỏ. Viêm kết mạc ở chó có thể bị do các nguyên nhân như bụi, phấn hoa bay vào mắt.
- Tổn thương giác mạc: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm tổn thương giác mạc của chó khiến mắt chó bị đỏ. Ví dụ như chú chó của bạn chạy qua lớp cỏ cao và có có thể trọc vào mắt của chú chó khiến giác mạc tổn thương và gây lên tình trạng mắt bị đỏ.
- Chất kích thích môi trường: Khói thuốc là, bụi bẩn, các chất kích thích khác có thể gây kích ứng quanh mắt chó mèo khiến chúng bị đỏ mắt.
- Bệnh giác mạc: Bệnh giác mạc – bao phủ toàn bộ nhãn cầu – có thể dẫn đến viêm giác mạc, cũng như sưng quanh mắt.
- Bệnh ngoài da: Nhiễm trùng mange, viêm da hoặc các tình trạng da khác xảy ra xung quanh mắt có thể gây ra cọ xát, ngứa , sưng và các vấn đề khác trong vùng mắt.
- Bệnh toàn thân: Một số bệnh ảnh hưởng đến toàn thân thể chó mèo như bệnh leptospirosis và sốt Rocky Mountain có thể khiến chó bị viêm kết mạc.
Mốt số triệu chứng khác đi kém tình trạng mắt đỏ ở chó mèo:
Khi chó mèo bị mắt đỏ sẽ có một số triệu chứng khác đi kém như:
- Nheo mắt
- Rỉ mắt
- Chó nháy mắt liên tục
- Sưng kết mạc
- Chà mắt liên tục
- Tăng nước mắt
- Vết xước giác mạc hoặc sẹo
- Một dị vật mắc kẹt trong mắt
- Dịch màu xanh lá cây hoặc màu vàng chảy ra từ mắt, cho thấy mắt đang bị nhiễm trùng.
Cần làm gì khi chó gặp các vấn đề về mắt?
Nếu như mắt chó bị đỏ hay gọi bác sĩ thú y đến thăm khám hoặc bạn có thể sắp xếp thời gian đưa cún đến bệnh viện thú y để các bác sĩ thăm khám sẽ tốt hơn. Khi đưa chó đến gặp bác sĩ thú ý bạn cần cung cấp một số thông tin cơ bản về cho bác sĩ như ngày phát hiện chó bị đỏ mắt và các triệu chứng đi kém.
Không nên tự chuẩn đoán bệnh đỏ mắt ở chó và mua thuốc chữa trị vì có thể bạn sẽ chuẩn đoán sai bệnh về mắt ở chó và sử dụng thuốc không có hiệu quả.
Ngoài ra khi phát hiện thấy mắt chó bị đỏ nên đưa cún đến gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt không nên để lâu ngày có thể khiến chó bị đau và bệnh càng nặng hơn.
Các bác sĩ thú y sẽ phải làm gì để chuẩn đoán bệnh và điều trị bệnh mắt đỏ ở chó
Dưới đây là một số bước mà các bác sĩ thú y cần làm khi phát hiện thấy chú chó của bạn bị mắt đỏ:
Bước 1: Hỏi bạn về lịch sử của bệnh mắt đỏ ở chó một số câu hỏi như: Bạn thấy tình trạng mắt chó bị đỏ khi nào? Trước đây mắt chó đã bị đỏ bao giờ chưa? Những biểu hiện bạn thấy khi mắt chó bị đỏ? Những loại thuốc bạn đã sử dụng chó mắt của chó khi chúng bị đỏ?
Bước 2: Thực hiện đánh giá vật lý: Bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ cơ thể chó chứ không chỉ riêng gì mắt.
Bước 3: Thực hiện đánh giá nhãn khoa: Kiểm tra mắt của chó và tất cả các cấu trúc bên trong và bên ngoài mắt chó. Xét nghiệm đánh giá tình trạng khô mắt, xét nghiệm vết giác mạc…
Bước 4: Thực hiện đánh giá da liễu: Một số bệnh ngoài da cũng có thể khiến mắt chó bị đỏ vì thế các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem chó có bị các bệnh về da không.
Bước 5: Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Xét nghiệm máu, nước tiểu sẽ được tiến hành.
Từ những chuẩn đoán trên mà các bác sĩ sẽ biết được nguyên nhân khiến chó bị đau mắt đỏ và từ đó có các phương thuốc điều trị hợp lý. Thông thường các bác sĩ thường hay sử dụng các sản phẩm thuốc chống viêm, kháng sinh tại chỗ, thuốc nhỏ mắt cho chó.
Khi phát hiện chó bị đau mắt bạn nên làm gì ở nhà?
Nếu phát hiện chó bị đau mắt bạn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh thêm nặng hơn sau cho chó khi ở nhà:
- Không cho chó chơi đùa và gây ra thêm các vết trầy xước ở mắt
- Làm sạch khu vực sinh sống của chó mèo
- Làm sạch khu vực mắt của chó bị đau bằng nước ấm, khăn giấy nhưng lưu ý không nên chạm vào mắt chó.
- Theo dõi các triệu chứng khác của chó khi bị đau mắt.
Trên đây là những kiến thức về tình trạng chó bị đỏ mắt thường gặp từ nguyên nhân tới những giải pháp điều trị kịp thời. Rất mong bài viết sẽ hưu ích với các bạn.
Một số kiến thức về mắt chó khác bạn nên xem: